Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Nghệ thuật quản lý doanh nghiệp và kinh nghiệm lãnh đạo

Lời nói đầu

Nói kinh doanh bây giờ không còn mới và khó như trước, với nền kinh tế mở cửa hiện nay. Kinh doanh ngày càng được mở rộng và các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, hộ gia đình tất cả ai cũng có thể kinh doanh. Vậy kinh doanh như thế nào? đấy mới là một câu hỏi, tìm và trả lời lại là vấn đề.

Đúng kinh doanh có rất nhiều hình thức, kinh doanh làm sang để đạt được lợi nhuận hiệu quả cao.

Ai cũng có thể kinh doanh và làm chủ được doanh nghiệp nếu làm được chúng ta cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm học hỏi va chạm, tìm hiểu tìm kiếm thông tin, hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng làm đúng với pháp luật, luôn luôn tìm hiểu để biét những đổi mới. Cũng có rất nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không được bao lâu lại phá sản, ngừng hoạt động. Do đâu lại như vậy có thể là chưa có đủ vốn, chưa có nhiều khách hàng dẫn đến ngừng hoạt động. Đấy chỉ là một phần mà thôi, tạo dựng được một doanh nghiệp theo tôi chúng ta phải có đội ngũ nhân viên kiến thức am hiểu về nghành nghề mà mình đang hoạt động, chủ doanh nghiệp hay người điều hành bộ máy công ty phải biết sắp xếp biết điều phối công việc. Tìm ra những ưu sách tốt tất nhiên chúng ta không phải là những người tài giỏi ngay được, con người ra lớn lên đều phải học hỏi, có những vấp ngã chúng ta có dám đứng dậy sau những lần vấp ngã nữa hay không. Quản trị doanh nghiệp thực sự đòi hỏi những người có lòng kiên trì, đúc kết kinh nghiệm.

Qua các chuyên đề được học bằng kiến thức thực tế, làm việc tại doanh nghiệp tôi đưa ra những ý kiến, những gì mới cảm nhận thấy hay vấn đề còn tồn đọng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay là một người trẻ tuổi, tôi chưa được học hỏi trao đổi kiến thức nhiều. Tôi rất mong được sự góp ý của thầy cô trong trường. Để biết thêm và hướng tôi làm chủ doanh nghiệp và những người có cách quản lý tốt.

Tôi rất mong thầy cô của trường, bạn bè đóng góp xây dựng cho bài viết, và chúc cho các bạn luôn tìm cho mình những hướng đi tốt trong thời đại mở cửa hiện nay.

Như chúng ta đã biết doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Một cơ thể khoẻ mạnh chỉ khi từng tế bào khoẻ mạnh, củng cố phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý kinh tế. Trong doanh nghiệp, người quản lý đòi hỏi phải có những kiến thức tổng hợp, am hiểu tường tận các vấn đề về quản lý kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp.

Phần I: nghệ thuật quản lý doanh nghiệp và kinh nghiệm lãnh đạo

Để có lãi, công ty phải có khách hàng và lôi kéo được khách hàng đến với công ty, phải có khả năng lăng xê, giới thiệu doanh nghiệp của mình và phải biết đàm phán để ký kết hợp đồng.

Các nhà doanh nghiệp thành công trường là những người luôn chủ động trong mọi việc, có mục đích rõ ràng đầy tự tiên vào bản thân và luôn đầy ắp những ý tưởng.

Để thành công trong kinh doanh, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, ta cần có một số kỹ năng cơ bản để có thể bắt đầu kinh doanh, phát triển và lăng xê công ty của mình. Có rất nhiều phẩm chất và kỹ năng mà một nhà doanh nghiệp thành công phải sở hữu như khả năng về điều hành, quản lý và tổ chức kinh doanh.

Các kỹ năng cần thiết ở một nhà doanh nghiệp.

1. Khả năng bán hàng và marketing

Tài bán hàng và marketing sản phẩm là 2 kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ ai muốn khởi nghiêpj phải có.

Ngay khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh, phải nghĩ đến việc làm sao thu hút được khách hàng mục tiêu và những khách hàng tiềm năng có thể sẽ tiêu dùng sản phẩm của công ty.

Để làm được điều này phải hiểu sâu sắc về marketing về cách sử dụng những công cụ trong phạm vi giới hạn, ngân quỹ cho phép. Ngoài ra, năng khiếu hiểu được những gì người khác cần và khả năng lắng nghe nhu cầu của họ cũng là một lợi thế.

2. Các kiến thức về tài chính.

Một kỹ năng cũng rất quan trọng đối với một nhà doanh nghiệp là khả năng quản lý tốt đồng tiền. Đó chính là khả năng mở rộng số vốn ít ỏi mà có ban đầu, biết chi tiền cho những gì thực sự cần thiết tận dụng những trang thiết bị, các nguồn cung cấp hiện có. Ngoài ra, cũng cần có khả năng định giá cho các sản phẩm dịch vụ của công ty một cách hợp lý nhất để có thể có lãi.

Thành công trong kinh doanh không chỉ giới hạn đối với những ai có được nhiều vốn đầu tư ngay từ đầu. Nếu biết cách quản lí tài chính tốt thì vẫn có thể vượt qua mọi khó khăn để đi tới đỉnh cao của vinh quang. Do đó, trước khi tiêu một khoản tiền nào đó, hãy nghĩ tới những lợi ích nó có thể mang lại.

3. Khả năng biết tự phát huy và luôn tự vươn lên

Khi đã là một nhà doanh nghiệp điều hành công ty của riêng mình, sẽ phải tự mình làm tất cả, từ việc huy động vốn cho công ty, phát triển sản phẩm đến quyết định những phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Quyết định các chiến lược phát triển cho công ty, để làm tốt những việc này, phải luôn tỉnh táo và không bao giờ nản chí.

Tôi thấy các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người luôn chủ động trong mọi công việc có mục đích rõ ràng, đầy tự tin vào bản thân và luôn đầy ắp những ý tưởng. Quan trọng hơn họ luôn sẵn sàng tập trung sức lực và làm việc chăm chỉ, cẩn thận để đưa công ty tới thành công. Một tố chất nữa không thể thiếu là khả năng tự hâm nóng mình, khả năng tìm được động lực và không bao giờ chán nản trong công việc.

VD: ông HENRY SY sinh ở Amoy, Trung Quốc vào năm 1924. Ông đã khởi nghiệp bằng việc giúp điều phổi cửa hàng nhỏ của gia đình và hiện nay đang xây dựng một trung tâm thương mại buôn bán lớn nhất thế giới – Trung tâm thương mại Châu Á (Mall ò ASIA).

Ngày nay, người đã từng không mua nổi cho mình một đôi dầy, ông khởi nghiệp với một đôi dép lê có số tài sản cá nhân đến 2,3 tỷ đô la mỹ (theo tạp chí Fordes, tháng 7 – 1999).

ông luôn là người tìm ra cơ họi và tìm kiếm những gì mới mẻ, và không bỏ sót, ông nói “kinh doanh cũng như việc ăn dùng đúng nguyên liệu, đúng tỷ lệ sẽ mang lại cho món ăn hương vị đặc trưng”.

4. Kỹ năng quản lí thời gian.

Khả năng lập kế hoạch và kiếm soát thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho những ai đang kinh doanh tại nhà. Chúng ta phải biết được khi nào thì nên bắt đầu công việc, khi nào thì nên dừng công việc đang làm để chuyển sang công việc khác và khi nào thì nên chấm dứt mọi việc để trở về với vai trò người mẹ, người cha, người vợ, người chồng. Điều quan trọng là không bao giờ được để công việc xen vào cuộc sống gia đình bạn.

Ngoài ra khả năng quản lý thời gian còn thể hiện ở khả năng lập kế hoạch làm việc cho từng ngày, khả năng hoàn thành công việc theo dúng thời hạn và khả năng thích ứng được với nhiều công việc.

5. Kỹ năng quản lý hành chính.

Các giám đốc khi mới khởi nghiệp không phải ai cũng có điều kiện thuê thư ký, trợ lý mà thường phải tự làm mọi việc. Do đó, ngoài các kỹ năng về quản lý marketing và lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh có khả năng quant lý về mặt hành chính, khả năng này bao gồm việc lưu trữ các biên lai, kê khai thuế thu nhập, in ấn hoá đơn, thu hồi nợ và quản lý lợi nhuận thu được.

Thành lập công ty không hề là một chuyện đơn giản ngay cả khi bạn có đầy đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng và phẩm chát cơ bản nói trên không đảm bảo cho sự thành công nhưng ít nhất cũng sẽ giúp làm giảm bớt những khó khăn có thể gặp phải khi khởi nghiệp

Những tính cách của chủ doanh nghiệp thành đạt.

Tôi đọc từ một tài liệu của khoá học dành cho những người khởi nghiệp doanh nghiệp CEFE về một công cuộc nghiên cứu quy mô do nhóm “hệ thống quản lý quốc tế” tiến hành ở một số nước tiến thé khắp thế giới đã được xác định 10 tính cách cá nhân cơ bản một chủ doanh nghiệp không thành đạt và chủ doanh nghiệp thành đạt.

- Tìm kiếm cơ hội:

Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, suy nghĩ theo các cách nghĩ khác nhau để ra cách giải quyết, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin kinh doanh, nhân sự có kinh nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ thị trường và tài chính.

- Kiên trì

Chúng ta tìm các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không coi từ bỏ sau thất bại lần đầu là cách giải quyết vấn đề. Tiếp tục giữ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu

- Cam kết thực hiện theo hợp đồng.

Ta phải chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề hoàn thành công việc cho khách hàng. Thể hiện những quan tâm công việc cho khách hàng, thể hiện những quan tâm làm hài lòng khách hàng.

- Đáp ứng chất lượng và hiệu quả

- Chấp nhận rủi ro

- Xây dựng mục tiêu.

Luôn đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước mắt. Xây dựng các mục tiêu lâu dầi một cách tương đối rõ ràng.

- Tìm hiểu thông tin

- Khả năng quyền lực

- Tự tin

Ta hiểu và tin tưởng chắc chắn vào bản thân và khả năng của chính mình, thể hiện sự tin tưởng trong khả năng để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng thử thách.

- Giám sát và lập kế hoạch một cách có hệ thống.

Để quản lý doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp thành đạt thường theo các mục tiêu lâu dài và chủ doanh nghiệp luôn phải có trách nhiệm.

- Trách nhiệm đối với khách hàng

- Trách nhiệm đối với nhân viên

- Trách nhiệm đối với xã hội

- Trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên.

tiến hành đặt câu hỏi đối với trên 1000 nhà quản lý các cấp thuộc 500 công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng của tạp chí Fortune để tìm hiểu xem mức độ hướng vào khách hàng của các công ty này thé nào. Kết quả cho thấy 87% trong số các nhà quản lý được hỏi đểu khẳng định việc đem lại giá trị cho khách hàng là yếu tố then chốt để có được thành công trong sản xuất kinh doanh.

Nhưng 70% trong số họ cũng thú nhận rằng hoạt động của họ bị định hướng bới các yếu tố nội bộ hơn là các yếu tố bên ngoài trong đó có khách hàng và 80% cho biết – chính sách lương thưởng của họ không gắn chặt lắm với các hoạt động làm thoả mãn khách hàng. Khảo sát cũng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp nghĩ và nói rất nhiều về giá trị khách hàng nhưng vẫn đang còn là khoảng cách lớn giữa thái độ và hành động thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vẫn không có cơ chế phản hồi ý kiến khách hàng một cách hệ thống vì vậy họ không thực sự biết được giá trị đối với khách hàng của mình là gì.

Nguyên tắc 5C để vay tín dụng

Để tối đa hoá các kênh tín dụng, cần phân tích hoạt động của doanh nghiệp mối quan hệ với gới tài chính và tập trung vào nguyên tắc 5C (năm từ tiếng anh bắt đầu từ chữ C) – nguyên tắc chung mà các chủ nợ thường dựa vào để đi đến quyết định cho vay vốn.

1. Cá tính (choracter)

Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và cá tính của bạn – chính vì vậy đơn thư đề nghị cần được trình bày một cách trung thực và rõ ràng. Cơ quan tài chính tiến hành xác minh nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với bạn.

2. Năng lực (Capacity)

Người cho vay luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của người xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào bạn muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại.

3. Điều kiện (Conditions)

Người cho vay luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tìm đến tình huống sớm nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến rõ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp

4. Vật đảm bảo (Collateral)

Người cho vay thường nhìn trước hết vào những nguồn lợi nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty cần bao hàm tẩt cả các khoản phải trả, cả thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần được đảm bảo giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng

5. Vốn (capital)

Đầu tư vốn cổ phần hay vốn vay thân thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Người cho vay vốn sẽ nhìn vào giá trị của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.

Phần II: Tuyển dụng và nghệ thuật dùng người

Tuyển chọn nhân viên

Khi bỏ ra một khoản tiền lớn để mua máy móc thiết bị, bạn luôn phải chọn lựa rất kỹ nên mua của hãng nào và moden gì. Tương tự như vậy khi tuyển nhân viên cũng sẽ bỏ ra rất nhiều tiền vào việc trả lương cho họ nên bạn sẽ pahỉ lựa chọn một cách kỹ càng để có được đúng người mình cần.

Một điều rất quan trọng cần nhớ phải biết được mình đang muốn tìn đối tượng nhân viên như thế nào. Mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện qua rất nhiều bước để tìm được một nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc của mình.

1. Mô tả công việc

Bản mô tả công việc sẽ giúp quyết định được chính xác ta đang cần tìm loại người nào. Bản mô tả này giống như một chương trình làm việc cho một nhân viên nó nêu nhiệm vụ yêu cầu đối với nhân viên đó và những kỹ năng cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mỗi bản mô tả công việc cần bao gồm các thông tin sau đây:

- Tên công việc;

- Nhân viên này cần báo cáo công việc cho những ai

- Nhân viên này phụ trách quản lý những ai

- Tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiẹm công việc

- Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc.

Tuỳ theo trách nhiệm công việc mà có thể cho thêm các yêu cầu khác vào bản mô tả công việc như các vấn đề có liên quan đến các quyền hạn về tài chính, trách nhiệm điều phối avf sử dụng thiết bị.

2. Xác định đối tượng ửng cử viên.

Bước tiếp theo là tìm một số đối tượng ứng cử viên có trình độ để trong số đó sẽ chọn rs người cần tuyển. Bạn có thể tuyển nhân viên quan lời giới thiệu của những người đã có kinh nghiệm về loại công việc bạn cần, hoặc qua quảng cáo, hay hỏi các trung tâm đào tạo

3. Phỏng vấn ứng cử viên.

Khi phỏng vấn các ứng cử viên nên sử dụng bản mô tả công việc như bản kê các yêu cầu để kiẻm tra khả năng đáp ứng công việc của đối tượng phỏng vấn. Công việc chính là tìm hiểu xem liệu ứng cử viên đó có thểlàm việc tốt là người cần cù chịu khó và là loại người có thể cộng tác với bạn hay không.

Nên hướng vào phỏng vấn những đối tượng tiềm năng trong cuộc phỏng vấn cần.

- Khẳng định và xác định lại các thông tin mà họ đưa ra về trình độ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

- Làm rõ thêm cho các ứng cử viên về công việc cần làm và các tiêu chuẩn yêu cầu khi thực hiện công việc.

- Khám phá khả năng khác có ở ứng cử viên mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

- Đưa ra mức lương và điều kiện làm việc để xác định mình xem đối tượng phỏng vấn có chấp thuận nhận việc hay không.

Nên kiểm tra lại các bản nhận xét về quá trình làm việc trước đây của các ứng cử viên, nên làm việc này ngay từ đầu để loại tốt những ứng cử viên không cần thiết, đồng thời tiết kiệm được thời gian.

4. Có quyết định cuối cùng.

Khi đã thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan về các ứng cử viên tuyển việc, cần có một quyết định cuối cùng.

Nên tránh để bị bỏ rơi vào các tình huống chủ quan trong việc chọn lựa nhân viên theo ý thích mà không liên quan đến nhu cầu công việc. Ở Việt Nam ta thường cho rằng người nhà và họ hàng có thể làm việc tốt hơn. Nhưng bạn hãy nên cẩn thận trong quyết định này vì đôi khi họ cũng gây ra những rắc rối riêng đấy.

5. Chọn lựa và thuê nhân viên

Khi đã quyết định chọn người hãy kiểm tra lại để biết chắc rằng họ đã hiểu rõ bản chất công việc sắp tởi và về các điều kiện khác như mức lương, giờ làm việc, khoản tiền thưởng, phúc lợi…Bạn hãy đưa các điều kiện vào một mục riêng. Đối với các doanh nghiêpj nhỏ, bạn có thể làm bản thoả thuận, còn đối với doanh nghiệp lớn hơn cần có hợp đồng lao động. Hiện nay ở Việt nam có nhiều quy định luật pháp liên quan đến việc tuyến chọn người lao đọng, trong mọi vấn đề, bạn nên luôn tuân thủ theo các điều luật đó. Vì vậy bạn cần tham khảo trước về các điều luật liên quan trước khi thực hiện công việc tuyển người lao động.

Để tuyển dụng có hiệu quả không thể thiếu những yếu tố sau đây:

- Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn.

- Dân chủ và công bằng

- Tuyền dụng tài năng qua thi tuyển

- Tuyển dụng phải có điều kiện tiêu chuẩn rõ ràng. Có như thế mới tập hợp được đội ngũ nhân viên có đức có tài luôn được sàng lọc, bổ sung và tăng cường để có thể đương đầu với những thách thức ngày càng gay gắt trên thương trưởng.

Cách dùng người trong doanh nghiệp.

Nếu vì việc thành lập một công ty như công việc xây dựng một toà nhà thì những nhân tố, vốn, công nghẹ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thống tin, chiến lược phát triển..chính là những “viên gạch” xây lên cao ốc đó. Nhưng nhân viên mới chính là cột sống nâng đỡ “kết cấu” công ty này.

Thực tế cho thấy, con người luôn là yếu tố quyết định trong việc tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, dù là một doanh nghiệp “lão làng” hay là một doanh nghiệp còn non trẻ. Và tuyển dụng nhân viên thực sự là một thách thức đối với một doanh nghiệp mới thành lập. vì khác với những công ty lâu năm, những công việc trong doanh nghiệp mới thành lập thay đổi thường xuyên và đôi khi không hình dung được một cách chính xác.

Các công ty tìm nhân viên thông qua nhiều cách khác nhau nhưng có một cách rất hiệu quả và tốn ít chi phí, đó chính là thông qua những nhân viên đang làm việc trong công ty. Họ sẽ giới thiệu cho công ty những ứng cử viên sáng giá và được cân nhắc kỹ càng vì họ sẽ phải làm việc với những người họ đã giới thiệu. Tuy nhiên có những người họ đang có việc làm ổn định đôi khi kà ở ngay trong công ty đối thủ. Với những người như thế, doanh nghiệp không nên từ bỏ ngay, hãy đầu tư xứng đáng cho họ và biết đâu một ngày nào đó họ sẽ thay đổi. Nhưng chỉ nên áp dụng với những người giỏi và thực sự cần thiết với công ty mà thôi.

Tìm được nhân viên giỏi đã khó, giữ họ lại luôn lâu dà trong công ty lại càng khó hơn. Vậy phải làm thế nào? chìa khoá thành công chính là biết được động lực làm việc của họ. Quan niệm tiền là động lực chính hay động lực duy nhất của nhân viên đã trở nên lỗi thời. Con người ngày nay bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau ngoài tiền bạc như: sự ổn định, được công nhận, sự thăng tiến, sự thoả mãn v..v.. con đường ngắn nhát để tìm hiểu động lực làm việc của nhân viên là hỏi trực tiếp chính họ, vừa tiết kiệm thời gian lại thu được kết quả chính xác.

Như vậy để quản lý tốt một doanh nghiệp chúng ta phải có kiến thực tổng hợp hiểu một cách rõ nét nắm bắt được sự thay đổi. Biết cách giao tiếp tốt và luôn thể hiện là người sáng suốt trong mọi công việc.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn và những đười hỏi kinh nghiệm trong cuộc sống là không giới hạn. Do đó là người quản lý tốt phải luôn được đúc rút cô đọng, tư tưởng bản thân và làm giàu vốn tri thức theo đúng pháp luật mà nơi mình sinh sống và làm việc. Bằng những cảm nhận và học tập trong quá trình học ở trường em đã nói lên được phần mình hiểu biết một lần nữa rất mong thầy cô góp ý cho vấn đề và bài viết. Để em luôn được học hỏi và trao đổi những kiến thức mới nhất.

Trong cơ chế mở cửa hiện nay của nước ta có rất nhiều các tên gọi dưới hình thức doanh nghiệp. Thành lập rất nhiều các công ty, công ty liên doanh, công ty cổ phần công ty TNHH thương mại.

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.

Chúng ta biết rằng kinh doanh là hoạt động đầu tư tiền của, sức lao động vào một lĩnh vực nào đó nhằm kiếm lợi nhuận, đó là mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó thì bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng phải đối mặt với cạnh tranh, giành vị thế và không ngừng mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, mở rộng quy mô kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng qua đó dành phần chiếm lĩnh những khu vực thị trường chính có thể tìm kiếm vị trí đứng đầu để mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận lớn nhất, cho nên trong giai đoạn khác nhau tình hình thị trường cung cấp có biến động khác nhau có thể làm thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.

Người quản lý các doanh nghiệp là người đứng đầu công ty là người quyết định mọi việc phân công lao động, thường đóng vai trò của người điều phối, bảo đảm cuộc sống có cơ hội đóng góp ý kiến của mình.

Để quản lý doanh nghiệp và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta luôn phải đặt ra những giải pháp như nghiên cứu thị trường, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, huy động nguồn lực phục vụ cho kinh doanh và quản lý các yếu tố vốn, chi phí.

Tất cả đều có thể tác động đến hoạt động doanh nghiệp vì vậy chúng ta không thể, không coi trọng dù là nhỏ, bởi mỗi vẫn đề là một tế bào và các tế bào phải tốt mới cấu thành nên một cơ thể khoẻ mạnh. Tất cả các khâu đều phải tốt để có một doanh nghiệp vững mạnh.

1. Nghiên cứu thị trường

Nền kinh tế thị trường không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp mà còn khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường, nếu như trước kia cacd doanh nghiệp kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước thì bây giờ mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, thị trường đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi. Do vậy, để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thịi trường là quá trình khách quan có hệ thống cùng với sự phân tích thu thập thônh tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp nhà kinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú cung luôn có xu hướng lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ sai do cao, doanh nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng.

Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được thông tin về loại hàng hoá, dịch vụ, kinh doanh dung lượng yêu cầu về quy cách, chất lượng, mẫu mã…hiểu rõ thị hiếu, phong tục, tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh thể hiện.

- Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hộp với nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.

- Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh nghiệp khách hàng nào? khu cự? nhu càu kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tam.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.

- Nguòn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách phân phối như thế nào cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào?

Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết mà doanh nghiệp phải nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định đúng đắn, tối ưu nhất. Dể nắm bắt được những thông tin doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bới vì công tác nghiên cứu thị trường khong trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua bán…nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp nhưng nó vốn là một hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được.

- Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn cho sản phẩm cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm.

- Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp.

- Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh lựa chọn kệnh phân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng và sử dụng người cung cấp.

2. Huy động và sử dụng hộp lý các nguồn đưa vào kinh doanh.

Kinh doanh tức là đầu tư tiền của, sức lực vào 1 lĩnh vực nào đó nhằm kiếm lời khi tham gia vào kinh doanh thì động mạch chủ phải có nguồn lực bao gồm nguồn lực về tài chính và con người.

Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động đưa vào kinh doanh bao gồm vốn vô hình như sự nổi tiếng về nhãn hiệu, uy tín, kinh nghiệm và trình độ của cán bộ công nhân viên. Đây là nguồn quan trọng nhưng việc tích luỹ đòi hỏi thời gian lâu dài và nguồn này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng và đơn vị có liên quan.

Nguồn vốn hữu hình bao gồm tài sản có định và tài sản lưu động. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh như văn phòng, cửa hàng, hệ thống kho, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển…nguồn này góp phần tạo nên sức mạnh, uy thế của doanh nghiệp và giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi. Tài sản lưu động bao gồm vật liệu đóng góp, bao bì, nhiên liệu, dụng cụ và các khoản tiền mặt, nghiên cứu, tiền nhờ thu.

Doanh nghiệp kinh doanh vốn là vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều nhất. Không có vốn hoặc có ít vốn doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả được. Vốn lớn giúp doanh nghiệp thanh toán cho người cung cấp đúng hẹn, tránh nợ đọng tràn lan, tạo dựng niềm tin và củng cố các quan hệ với đơn vị nguồn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả tiền trước để có được nguồn hàng áp dụng hình thức trả tiền trước để có được nguồn hàng áp dụng hình thức thanh toán chậm với khách hàng để duy trì thu hút thêm khách. Ngoài ra còn khắc phục hiện tượng dự trữ quá ít hoặc không có dự trữ khác, tránh tình trạng không đủ đáp ứng nhu cầu khách.

Bên cạnh yếu tố vốn kinh doanh thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ trong kinh doanh. Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh là quý tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Sử dụng và khai thác nguồn vốn này có hiệu quả phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý, bộ máy điều hành của doanh nghiệp hay nói tóm lại đó là nhờ vào yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp là phần cơ bản quan trọng, nếu bộ phận này thực hiện tốt chức năng của mình doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, ngược lại nó chỉ có tác dụng hình thức thì hoạt động động mạch không thể có hiệu quả được

3. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ gồm:

Công tác tạo nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng có khổi lượng và cơ cấu thích hợp với nhu cầu.Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định được nhu cầu về hàng hoá dịch vụ xác định được các nguồn vốn, nguồn hàng, khả năng cung ứng của họ, tổ chức ký hợp đồng, đặt hàng, mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường, nguồn hàng do liên doanh liên kết với đơn vị sản xuất để khai thác, chế biến.

Mục đích của công tác tạo nguồn mua hàng là để bán hàng, mua là tiền đề cơ sở của hoạt đôgj bán, để thực hiện rất lớn khi mua hàng doanh nghiệp cần phải để ý.

- Phải hiểu rõ thị trường và thương mại, khi mua phải tuân thủ các quy luật của lưu thông.

+ Mua của người bán cho người cần

+ Mua nơi giá thấp, bán nơi giá cao.

+ Mua tận gốc, bán tận ngọn

- Khi mua hàng phải lập kế hoạch thu mua các cơ sở khoa học

+ Mua phải bán được và có lợi nhuận

+ Cơ cấu thu mua phải phù hợp với nhu cầu.

+ Phải xác định được khối lượng mặt hàng chủ lực

- Doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin kịp thời lựa chọn mua hàng tốt nhất.

Dự trữ nguồn hàng, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách đều đặn kịp thời, tránh tình trạng thiếu hàng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong kinh doanh, dự trữ phải tuân theo nguyên tắc.

+ Hàng hoá dự trữ cần phải kiểm tra đều đặn, định kỳ, kịp thời bổ sung hàng hoá khi dự trữ ở mức giới hạn thấp nhất.

+ Phải sắp xếp hàng hoá theo nguyên tắc dễ lấy, dễ thấy dễ kiểm tra.

+ Phải sắp xếp hàng hoà theo nhóm khác nhau

Tổ chức phân phối và bán hàng: bán hàng là khâu quan trọng mấu chốt là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân và thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Đồng thời bán hàng là hoạt động nghiệp vụ quan trong chi phối các hoạt động nghiệp vụ khác như tạo nguồn, dự trỡ, dịch vụ…

Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh,đặc điểm tính chất, điều kiện vận chuyển doanh nghiệp có thể tổ chức bán hàng thông qua các kênh khác nhau như tổ chức bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới bán lẻ, bán qua trung gian hay môi giới.

Phân phối hàng hoá thực chất là quá trình chuyển hàng hoá vào các kênh bán hàng một cách hợp lý, góp phần giảm chi phí lưu thông, đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường đảm bảo lợi nhuận và uy tín với khách.

4. Quản trị vốn, chi phí, nhân sự trong kinh doanh

Quản trị doanh nghiệp phải chú đến quản trị vốn, chi phí và nhân sự đây là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua vốn cho phép biết được tiềm lực của doanh nghiệp, vốn kinh doanh quyết định quy mô kinh doanh, mặt hàng kinh doanh.

Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động trong phạm vi lớn hay nhỏ đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy quản lý tốt vốn kinh doanh nhằm tăng vòng quay vốn nhanh tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh.

Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tuy nhên nó chỉ phát huy tác dụng khi được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh, sử dụng nó một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng vốn như: việc phân bổ vốn đã hợp lý chưa, cơ cấu vốn xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu: sức sản xuất của vốn, sức sinh lời của vốn, tốc độ luan chuyển vốn, thời gian một vòng lưu chuyển khả năng sinh lời của vốn qua đánh giá các chỉ tiêu ra kết luận và để biện pháp khắc phục.

- Chi phí kinh doanh bao gồm chi mua hàng và chi phí lưu động, chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Do đó chi phí cao làm lợi nhuận giảm. Đối với doanh nghiệp, chi phí giữ vai trò quan trọng vì vậy phải quản trị chi phí.

Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và giám sát chặt các khoản chi. Để quản trị chi phí lưu thông được thuận lợi doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi phí lưu thông và xác định được tổng số tiền chi phí lưu thồng và tỷ lệ chi phí lưu thông đúng đắn, chính xác, phù hợp với tình hình kinh doanh cũng như mặt hàng kinh doanh, để ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí lưu thông, khắc phục tình trạng chi tiêu lãng phí. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình chỉ tiêu.

∑ cplt thực tế

Mứcđộ hoàn thành = ––––––––––––– x 100%

∑ cplt kế hoạch

Mức tiền hện nay = ∑ số tiền cplt thực tế - ∑ số tiền cplt kế hoạch

Vượt chi cplt

Phạm vi hạ thấp = tỷ lệ cplt thực tế - tỷ lệ cplt kế hoạch

hay tiết kiệm cplt

Quản trị nhân lực: nói đến sản xuát kinh doanh trước hết phải nói đến vấn đề con người vì con người ở đây quyết định toàn bộ những vấn đề kinh doanh có thẻ nói mọi quyền lực vật chất cũng như cơ hội kinh doanh chỉ ở dạng tiềm năng và để biến tiềm năng đó là thành hiện thực thì phải có yếu tố con người. Vì vậy sử dụng con người đúng đắn thì sẽ thành công và ngược lại. Quản trị nhân sự là sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công công việc phù hợp với nghiệp vụ của từng người. Quản trị nhân sự là lĩnh vực liên quan đến con người “dung thân như dung mộc” nhưng con người có suy nghĩ, có tình cảm, có lý trí do đó đấy là một vấn đề khó khăn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

Thông thường người ta phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm doát hoặc điều chỉnh được nó, các yếu tố khách quan là các yếu tó mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát được.

1. Các nhân tố khách quan: là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác đọng liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ họi vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã họi, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là yếu tố àm doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.

3. Các yếu tố chủ quan: là toàn bộ các yếu tố tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu

+ Sức mạch về tài chính

+ Tiềm năng con người

+ Tiềm lực vô hình: là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, cháp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uỷ tín của động mạch chủ trên thị trường hay mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội.

+ Vị trí địa lí là cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay các hoạt động dự trữ, cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp thể hiện ở nguồn TSCĐ mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nàh xưởng, các thiết bị chuyên dùng….Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh.

Những vấn đề trên là các vấn đề mà doanh nghiệp não cũng còn tồn tại, ở mỗi hoạt động kinh doanh khác nhau thì họ sẽ vận dụng khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp của mình.

Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thướcđo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí doanh nghiệp mà còn ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường.

Vấn đề quản trị doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn để phức tạp có quan hệ đến toàn bioh các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, khi đánh giá hiệu quả chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để biết mức độ tăng giảm của hiệu quả kinh doanh.

Để thấy rĩo các doanh nghiệp kinh doanh trong thời kỳ đổi mới hiện nay em đưa ra bảng so sánh sau đây, mà doanh nghiệp em quan tâm đang được áp dụng và luôn có hướng đổi mới vận dụng sáng tạo theo kịp trình độ àm xã hội yêu cầu thu lại lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu chi phí.

Trước kia Hiện nay

- Tất cả mọi thứ đều thực hiện bên trong công ty.

- Tự mình cải thiện sản phẩm của mình.

làm một mình

- Hoạt động thông qua các bộ phận chức năng

- Tập trung vào thị trường trong nước

- Lấy sản phẩm làm trung gian

- Làm ra sản phẩm tiêu chuẩn

- Tập trung vào sản phẩm

- Tiếp thị đại trài

- Tìm ra một lợi thế cạnh tranh bền vững

- Phát triển sản phẩm một cách từ từ và thận trọng

- Sử dụng nhà cung cáp

- Quản lý từ trên xuống

- Hoạt động bên trong thị trường - Mua ở bên ngoài nhiều hơn và chuyển ra bên ngoài làm.

- Cải thiện sản phẩm theo chuẩn mực của người khác.

- Kết hợp với các công ty khác liên kết

- Quản lý các quá trình xây dựng thông qua các nhóm liên ngành

- Tập trung thị trường toàn cầu khu vực

- Lấy thị trường và khách hàng làm trung gian.

- Làm ra sản phẩm được cải tiến hoặc thích ứng yêu cầu khách hàng.

+ Tập trung vào chuỗi giá trị tiếp thi có mục tiêu

- Không ngừng sáng toạ ra các lợi thế mới./

- Đẩy nhanh chu kỳ phát triển sản phẩm mới

- Sử dụng ít nhà cung cấp

- Quản lý lên xuống và theo chiều ngang.

- Cũng hoạt động bên trong thị trường






Chìa khóa thành công CEO 2012

Đi tìm lối thoát để tồn tại

Chìa khóa thành công của CEO

Phẩm chất của CEO thời hội nhập





CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Tổng Điều hành của một doanh nghiệp. Từ này tương tự như từ General Director (Tổng Giám đốc) thường sử dụng trước đây nhưng lại có khác nếu xét về quy mô của doanh nghiệp.
    
Tổng Giám đốc cũng là Tổng Điều hành nhưng có thể sử dụng cho cả doanh nghiệp nhỏ, trung bình hoặc doanh nghiệp lớn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp gia đình, Tổng Giám đốc đa phần đảm nhận cả vai trò của ông chủ (người bỏ vốn ra xây dựng công ty). Hay nói một cách chính xác hơn, ông chủ kiêm luôn chuyện điều hành mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh, cơ cấu tổ chức phức tạp hơn, có nhiều ngành hàng, nhiều công ty con, nhiều chi nhánh hơn, thì yêu cầu tách biệt chức năng quản trị công ty với tư cách ông chủ (Hội đồng Quản trị, Hội đồngT viên) với chức năng điều hành công ty là điều hết sức cần thiết. Như vậy CEO chỉ phù hợp với những tập đoàn, tổng công ty, công ty có quy mô lớn và độc lập hoàn toàn với vấn đề sở hữu công ty. Nói cách khác, CEO là người điều hành công ty chuyên nghiệp được những người chủ sở hữu của công ty thuê. Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì CEO là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành của cả tập đoàn hoặc công ty lớn, có nhiệm vụ đề ra mọi chiến thuật, mục tiêu, giải pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trên cơ sở chiến lược tổng thể do Hội đồng Quản trị đã thông qua (chiến lược này cũng do CEO đề xuất). Bên dưới CEO còn có nhiều cấp quản trị viên như giám đốc các công ty, các chi nhánh, các bộ phận, cơ sở nghiên cứu, giám đốc nhãn hiệu, quản lý xí nghiệp, phân xưởng v.v… Trong nhiều trường hợp, CEO chính là bộ mặt, là linh hồn của doanh nghiệp. Một CEO giỏi có thể đảo ngược tình thế của một tập đoàn một cách ngoạn mục, ngược lại, CEO bất tài có thể làm sụp đổ công ty một cách nhanh chóng.

Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của CEO càng trở nên cực kỳ quan trọng. Đối với Việt Nam, đội ngũ doanh nghiệp còn non trẻ, chỉ mới thực sự hình thành từ hơn 30 năm nay nhưng đang lớn mạnh thật nhanh chóng. Từ khi gia nhập WTO, càng ngày càng có nhiều doanh nhân trẻ tham gia kinh doanh, nhiều người đã bắt đầu bắt tay với thế giới để làm ăn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn, ngay cả trên sân nhà, khi nhiều tập đoàn quốc tế đang cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đấy là chưa kể đến những thử thách do sự thiếu minh bạch và thiếu hoàn chỉnh của nền kinh tế thị trường, do hậu quả của chiến tranh và đói nghèo lạc hậu, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, do những khiếm khuyết của cơ chế quản lý, của lạm phát và mất cân đối v.v… Trong bối cảnh đó, phẩm chất của một CEO càng đòi hỏi phải toàn diện và đa năng hơn, doanh nhân trẻ càng phải đề ra mục tiêu phấn đấu quyết liệt hơn và tâm huyết hơn. Dưới đây tôi sẽ thử lý giải hình mẫu lý tưởng của một CEO tài giỏi theo cách tiếp cận riêng.




Một CEO phương Đông trước hết phải là một người quân tử. Họ vừa phải có lòng Nhân để biết yêu thương con người, biết đề cao tính nhân văn trong mọi hoạt động, vừa có Trí cao, kỹ năng giỏi, nhanh nhạy đề ra mọi đường đi, nước bước phù hợp trong bàn cờ kinh doanh. Họ phải biết giữ Lễ với cấp trên, đối tác, cổ đông, khách hàng, lại phải biết giữ tình Nghĩa với gia đình, bạn bè, nhân viên. Lễ nghĩa cần thêm vào chữ Khiêm, sống giản dị, thái độ khiêm cung, biết lắng nghe mọi người, không màu mè hình thức. Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí vẫn chưa đủ. Chữ Tíncàng không thể thiếu được nếu muốn xây dựng niềm tin vững chắc cho những công cuộc làm ăn lâu bền trên cơ sở cam kết chất lượng sản phẩm dịch vụ, hợp tác chân thành, xây dựng văn hoá công ty hướng về khách hàng, về cộng đồng, về những giá trị cao đẹp.

Nhưng chỉ là người quân tử thôi thì chưa đủ, vì người quân tử có thể là một quan chức mẫu mực, một thầy giáo đáng kính, một bác sĩ tận tâm, một chiến sĩ kiêu hùng nhưng chưa chắc có thể trở thành CEO. Một CEO không chỉ là một nhân cách lớn. Họ cần có thêm “thiên lý nhãn”, biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn thấy những điều không ai thấy, biết nhìn ra những con đường riêng mà không ai phát hiện, biết nhìn thật sớm và thật nhanh những vấn đề cốt tử. CEO phải có “thiên lý nhĩ”, biết cách thu thập mọi thông tin cần thiết, biết nghe mọi hơi thở, nhịp đập đến từng ngõ ngách trong cơ thể doanh nghiệp, biết nghe lời can gián và phản biện chân thành. Khi tìm ra một định hướng riêng, CEO phải có dũng khí để dấn thân vào dù biết rằng đó là mạo hiểm, nếu thất bại có thể mất trắng. Chưa đủ, CEO còn phải là một nhà hùng biện thông minh, có sức thuyết phục cao, để có thể bảo vệ đề xuất của mình trước cổ đông, hội đồng quản trị, đối tác, nhà cung cấp, nhà tài trợ.

Về mặt thể chất, CEO đương nhiên phải là người khỏe mạnh, chịu được sức ép đến từ nhiều phía, chịu được lịch làm việc kín bưng, đôi khi định trước cho cả năm, chịu được những chuyến bay quốc tế đường dài, thường xuyên xa nhà. Những CEO thành công thường có khuynh hướng trầm tĩnh nhưng dễ hòa nhập và đầy nhiệt huyết. Họ biết tạo cảm hứng cho mọi người xung quanh và thôi thúc mọi người cùng tham gia sáng tạo và thực hiện những ý tưởng táo bạo. Họ cũng rất biết cách hóa giải những xung đột nội bộ và làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. CEO cũng phải là người biết giữ sự cân bằng giữa công việc và gia đình, biết cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Họ không khư khư gom giữ mọi quyền lực vào cá nhân mình và phân cấp một cách khoa học cho cấp dưới.

Tuy nhiên phẩm chất quan trọng nhất của CEO mà nếu thiếu thì những điều nêu trên đều vô ích. Đó là trực giác, là con mắt thứ ba nằm sâu trong não bộ. CEO có trực giác bén nhậy, có thể cảm nhận được đặc điểm, cá tính của đối tác, khách hàng, nhân viên ngay trong lần đầu gặp gỡ đầu tiên. Trực giác đó giúp CEO chọn lựa được chính xác chiến lược kinh doanh, môi trường đầu tư, địa điểm dự án, chính sách khách hàng. Trực giác cũng giúp CEO kịp thời điều chỉnh mọi thứ khi tình hình thay đổi. CEO quan niệm doanh nghiệp của mình cũng giống như một sinh thể, một hệ thống sống động có quan hệ mở với những hệ thống lớn hơn bao trùm bên ngoài. Hệ thống này luôn biến động, mất cân bằng nên nhiệm vụ của CEO là luôn tìm cách lập lại thế cân bằng động, tức là liên tục tái cân bằng trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Triết học Đông Phương cho rằng vũ trụ phát triển vô cùng phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định, từ không chuyển thành có, từ thái cực sinh Lưỡng Nghi (âm, dương), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, từ đó phát triển sinh sôi (Kinh Dịch). Mọi vật trong vũ trụ tuy vận động không ngừng nhưng luôn sinh khắc chế hóa lẫn nhau dựa trên 2 mặt âm dương vừa đối lập vừa là mầm mống của nhau cũng như của sự phối hợp 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (Thuyết âm dương, ngũ hành). Nhiệm vụ của CEO là phải nhìn ra được những mối quan hệ đó để xử lý mọi việc theo đúng quy luật vận động của vũ trụ. Giống như Lão Tử quan niệm trong tác phẩm Đạo Đức Kinh: Đạo là bản thể, là quy luật, là con đường phát triển của mọi vật, nó vô hình nhưng ở đâu cũng có nó, vật thể gì cũng chứa đựng nó; Còn Đức là cách thức vận hành cụ thể của Đạo, thể hiện qua cách biến đổi, ứng xử, vận hành của chúng. Người CEO giỏi phải là người hiểu được (phần nào) bản chất vô hình của Đạo và nắm được đường đi hữu hình của Đức. Được như vậy thì sẽ “Vô vi nhi vô bất vi” - Như không làm mà không việc gì là không làm được.




Tương tự như đặc tính của nước, luôn chảy xuống chỗ trũng, lấp đầy mọi hình thái trên đường di chuyển, nước mềm yếu, nhu thuận nhưng có thể bào mòn cả đá, đánh bật mọi cản trở. Nếu nước chảy xuống thì lửa luôn bốc lên cao. Người CEO vừa phải biết lấy nhu thắng cương, thuận theo đạo mà hành xử (như nước) lại vừa có tinh thần quyết liệt, nhiệt tâm như lửa luôn hướng lên cao, truyền sức nóng cho mọi người. Nói tóm lại, người CEO luôn phải cân bằng mọi yếu tố âm dương trong bản thân mình để tìm ra lối đi đúng đắn nhất cho công ty của mình bước theo.

Tất cả những đặc điểm nêu trên của người CEO không phải có thể hình thành ngay một sớm một chiều. Mặc dù một số phẩm chất đã tiềm ẩn trong cấu trúc gene của họ, nhưng bất cứ một CEO thành công nào cũng phải trải qua quá trình tự rèn luyện kiên trì và gian khổ. Nếu bạn muốn trở thành một CEO tài giỏi, bạn hãy tích lũy kiến thức, không ngừng học tập, bổ sung kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách, mài giũa trực giác, trui rèn dũng khí, đốt cháy ngọn lửa trong tim, thăng hoa sáng tạo trí não; bạn hãy tận tâm tận lực với mọi người để làm nên sứ mệnh của bạn: xây dựng cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho cộng đồng.

TS. Lê Chí Hiếu
Nguồn http://www.tapchibatdongsanvietnam.vn