CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Tổng Điều hành của một doanh nghiệp. Từ này tương tự như từ General Director (Tổng Giám đốc) thường sử dụng trước đây nhưng lại có khác nếu xét về quy mô của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc cũng là Tổng Điều hành nhưng có thể sử dụng cho cả doanh nghiệp nhỏ, trung bình hoặc doanh nghiệp lớn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp gia đình, Tổng Giám đốc đa phần đảm nhận cả vai trò của ông chủ (người bỏ vốn ra xây dựng công ty). Hay nói một cách chính xác hơn, ông chủ kiêm luôn chuyện điều hành mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh, cơ cấu tổ chức phức tạp hơn, có nhiều ngành hàng, nhiều công ty con, nhiều chi nhánh hơn, thì yêu cầu tách biệt chức năng quản trị công ty với tư cách ông chủ (Hội đồng Quản trị, Hội đồngT viên) với chức năng điều hành công ty là điều hết sức cần thiết. Như vậy CEO chỉ phù hợp với những tập đoàn, tổng công ty, công ty có quy mô lớn và độc lập hoàn toàn với vấn đề sở hữu công ty. Nói cách khác, CEO là người điều hành công ty chuyên nghiệp được những người chủ sở hữu của công ty thuê. Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì CEO là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành của cả tập đoàn hoặc công ty lớn, có nhiệm vụ đề ra mọi chiến thuật, mục tiêu, giải pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trên cơ sở chiến lược tổng thể do Hội đồng Quản trị đã thông qua (chiến lược này cũng do CEO đề xuất). Bên dưới CEO còn có nhiều cấp quản trị viên như giám đốc các công ty, các chi nhánh, các bộ phận, cơ sở nghiên cứu, giám đốc nhãn hiệu, quản lý xí nghiệp, phân xưởng v.v… Trong nhiều trường hợp, CEO chính là bộ mặt, là linh hồn của doanh nghiệp. Một CEO giỏi có thể đảo ngược tình thế của một tập đoàn một cách ngoạn mục, ngược lại, CEO bất tài có thể làm sụp đổ công ty một cách nhanh chóng.
Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của CEO càng trở nên cực kỳ quan trọng. Đối với Việt Nam, đội ngũ doanh nghiệp còn non trẻ, chỉ mới thực sự hình thành từ hơn 30 năm nay nhưng đang lớn mạnh thật nhanh chóng. Từ khi gia nhập WTO, càng ngày càng có nhiều doanh nhân trẻ tham gia kinh doanh, nhiều người đã bắt đầu bắt tay với thế giới để làm ăn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn, ngay cả trên sân nhà, khi nhiều tập đoàn quốc tế đang cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đấy là chưa kể đến những thử thách do sự thiếu minh bạch và thiếu hoàn chỉnh của nền kinh tế thị trường, do hậu quả của chiến tranh và đói nghèo lạc hậu, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, do những khiếm khuyết của cơ chế quản lý, của lạm phát và mất cân đối v.v… Trong bối cảnh đó, phẩm chất của một CEO càng đòi hỏi phải toàn diện và đa năng hơn, doanh nhân trẻ càng phải đề ra mục tiêu phấn đấu quyết liệt hơn và tâm huyết hơn. Dưới đây tôi sẽ thử lý giải hình mẫu lý tưởng của một CEO tài giỏi theo cách tiếp cận riêng.
Một CEO phương Đông trước hết phải là một người quân tử. Họ vừa phải có lòng Nhân để biết yêu thương con người, biết đề cao tính nhân văn trong mọi hoạt động, vừa có Trí cao, kỹ năng giỏi, nhanh nhạy đề ra mọi đường đi, nước bước phù hợp trong bàn cờ kinh doanh. Họ phải biết giữ Lễ với cấp trên, đối tác, cổ đông, khách hàng, lại phải biết giữ tình Nghĩa với gia đình, bạn bè, nhân viên. Lễ nghĩa cần thêm vào chữ Khiêm, sống giản dị, thái độ khiêm cung, biết lắng nghe mọi người, không màu mè hình thức. Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí vẫn chưa đủ. Chữ Tíncàng không thể thiếu được nếu muốn xây dựng niềm tin vững chắc cho những công cuộc làm ăn lâu bền trên cơ sở cam kết chất lượng sản phẩm dịch vụ, hợp tác chân thành, xây dựng văn hoá công ty hướng về khách hàng, về cộng đồng, về những giá trị cao đẹp.
Nhưng chỉ là người quân tử thôi thì chưa đủ, vì người quân tử có thể là một quan chức mẫu mực, một thầy giáo đáng kính, một bác sĩ tận tâm, một chiến sĩ kiêu hùng nhưng chưa chắc có thể trở thành CEO. Một CEO không chỉ là một nhân cách lớn. Họ cần có thêm “thiên lý nhãn”, biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn thấy những điều không ai thấy, biết nhìn ra những con đường riêng mà không ai phát hiện, biết nhìn thật sớm và thật nhanh những vấn đề cốt tử. CEO phải có “thiên lý nhĩ”, biết cách thu thập mọi thông tin cần thiết, biết nghe mọi hơi thở, nhịp đập đến từng ngõ ngách trong cơ thể doanh nghiệp, biết nghe lời can gián và phản biện chân thành. Khi tìm ra một định hướng riêng, CEO phải có dũng khí để dấn thân vào dù biết rằng đó là mạo hiểm, nếu thất bại có thể mất trắng. Chưa đủ, CEO còn phải là một nhà hùng biện thông minh, có sức thuyết phục cao, để có thể bảo vệ đề xuất của mình trước cổ đông, hội đồng quản trị, đối tác, nhà cung cấp, nhà tài trợ.
Về mặt thể chất, CEO đương nhiên phải là người khỏe mạnh, chịu được sức ép đến từ nhiều phía, chịu được lịch làm việc kín bưng, đôi khi định trước cho cả năm, chịu được những chuyến bay quốc tế đường dài, thường xuyên xa nhà. Những CEO thành công thường có khuynh hướng trầm tĩnh nhưng dễ hòa nhập và đầy nhiệt huyết. Họ biết tạo cảm hứng cho mọi người xung quanh và thôi thúc mọi người cùng tham gia sáng tạo và thực hiện những ý tưởng táo bạo. Họ cũng rất biết cách hóa giải những xung đột nội bộ và làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. CEO cũng phải là người biết giữ sự cân bằng giữa công việc và gia đình, biết cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Họ không khư khư gom giữ mọi quyền lực vào cá nhân mình và phân cấp một cách khoa học cho cấp dưới.
Tuy nhiên phẩm chất quan trọng nhất của CEO mà nếu thiếu thì những điều nêu trên đều vô ích. Đó là trực giác, là con mắt thứ ba nằm sâu trong não bộ. CEO có trực giác bén nhậy, có thể cảm nhận được đặc điểm, cá tính của đối tác, khách hàng, nhân viên ngay trong lần đầu gặp gỡ đầu tiên. Trực giác đó giúp CEO chọn lựa được chính xác chiến lược kinh doanh, môi trường đầu tư, địa điểm dự án, chính sách khách hàng. Trực giác cũng giúp CEO kịp thời điều chỉnh mọi thứ khi tình hình thay đổi. CEO quan niệm doanh nghiệp của mình cũng giống như một sinh thể, một hệ thống sống động có quan hệ mở với những hệ thống lớn hơn bao trùm bên ngoài. Hệ thống này luôn biến động, mất cân bằng nên nhiệm vụ của CEO là luôn tìm cách lập lại thế cân bằng động, tức là liên tục tái cân bằng trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Triết học Đông Phương cho rằng vũ trụ phát triển vô cùng phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định, từ không chuyển thành có, từ thái cực sinh Lưỡng Nghi (âm, dương), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, từ đó phát triển sinh sôi (Kinh Dịch). Mọi vật trong vũ trụ tuy vận động không ngừng nhưng luôn sinh khắc chế hóa lẫn nhau dựa trên 2 mặt âm dương vừa đối lập vừa là mầm mống của nhau cũng như của sự phối hợp 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (Thuyết âm dương, ngũ hành). Nhiệm vụ của CEO là phải nhìn ra được những mối quan hệ đó để xử lý mọi việc theo đúng quy luật vận động của vũ trụ. Giống như Lão Tử quan niệm trong tác phẩm Đạo Đức Kinh: Đạo là bản thể, là quy luật, là con đường phát triển của mọi vật, nó vô hình nhưng ở đâu cũng có nó, vật thể gì cũng chứa đựng nó; Còn Đức là cách thức vận hành cụ thể của Đạo, thể hiện qua cách biến đổi, ứng xử, vận hành của chúng. Người CEO giỏi phải là người hiểu được (phần nào) bản chất vô hình của Đạo và nắm được đường đi hữu hình của Đức. Được như vậy thì sẽ “Vô vi nhi vô bất vi” - Như không làm mà không việc gì là không làm được.
Tương tự như đặc tính của nước, luôn chảy xuống chỗ trũng, lấp đầy mọi hình thái trên đường di chuyển, nước mềm yếu, nhu thuận nhưng có thể bào mòn cả đá, đánh bật mọi cản trở. Nếu nước chảy xuống thì lửa luôn bốc lên cao. Người CEO vừa phải biết lấy nhu thắng cương, thuận theo đạo mà hành xử (như nước) lại vừa có tinh thần quyết liệt, nhiệt tâm như lửa luôn hướng lên cao, truyền sức nóng cho mọi người. Nói tóm lại, người CEO luôn phải cân bằng mọi yếu tố âm dương trong bản thân mình để tìm ra lối đi đúng đắn nhất cho công ty của mình bước theo.
Tất cả những đặc điểm nêu trên của người CEO không phải có thể hình thành ngay một sớm một chiều. Mặc dù một số phẩm chất đã tiềm ẩn trong cấu trúc gene của họ, nhưng bất cứ một CEO thành công nào cũng phải trải qua quá trình tự rèn luyện kiên trì và gian khổ. Nếu bạn muốn trở thành một CEO tài giỏi, bạn hãy tích lũy kiến thức, không ngừng học tập, bổ sung kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách, mài giũa trực giác, trui rèn dũng khí, đốt cháy ngọn lửa trong tim, thăng hoa sáng tạo trí não; bạn hãy tận tâm tận lực với mọi người để làm nên sứ mệnh của bạn: xây dựng cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho cộng đồng.
TS. Lê Chí Hiếu
Nguồn http://www.tapchibatdongsanvietnam.vn
Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của CEO càng trở nên cực kỳ quan trọng. Đối với Việt Nam, đội ngũ doanh nghiệp còn non trẻ, chỉ mới thực sự hình thành từ hơn 30 năm nay nhưng đang lớn mạnh thật nhanh chóng. Từ khi gia nhập WTO, càng ngày càng có nhiều doanh nhân trẻ tham gia kinh doanh, nhiều người đã bắt đầu bắt tay với thế giới để làm ăn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn, ngay cả trên sân nhà, khi nhiều tập đoàn quốc tế đang cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đấy là chưa kể đến những thử thách do sự thiếu minh bạch và thiếu hoàn chỉnh của nền kinh tế thị trường, do hậu quả của chiến tranh và đói nghèo lạc hậu, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, do những khiếm khuyết của cơ chế quản lý, của lạm phát và mất cân đối v.v… Trong bối cảnh đó, phẩm chất của một CEO càng đòi hỏi phải toàn diện và đa năng hơn, doanh nhân trẻ càng phải đề ra mục tiêu phấn đấu quyết liệt hơn và tâm huyết hơn. Dưới đây tôi sẽ thử lý giải hình mẫu lý tưởng của một CEO tài giỏi theo cách tiếp cận riêng.
Một CEO phương Đông trước hết phải là một người quân tử. Họ vừa phải có lòng Nhân để biết yêu thương con người, biết đề cao tính nhân văn trong mọi hoạt động, vừa có Trí cao, kỹ năng giỏi, nhanh nhạy đề ra mọi đường đi, nước bước phù hợp trong bàn cờ kinh doanh. Họ phải biết giữ Lễ với cấp trên, đối tác, cổ đông, khách hàng, lại phải biết giữ tình Nghĩa với gia đình, bạn bè, nhân viên. Lễ nghĩa cần thêm vào chữ Khiêm, sống giản dị, thái độ khiêm cung, biết lắng nghe mọi người, không màu mè hình thức. Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí vẫn chưa đủ. Chữ Tíncàng không thể thiếu được nếu muốn xây dựng niềm tin vững chắc cho những công cuộc làm ăn lâu bền trên cơ sở cam kết chất lượng sản phẩm dịch vụ, hợp tác chân thành, xây dựng văn hoá công ty hướng về khách hàng, về cộng đồng, về những giá trị cao đẹp.
Nhưng chỉ là người quân tử thôi thì chưa đủ, vì người quân tử có thể là một quan chức mẫu mực, một thầy giáo đáng kính, một bác sĩ tận tâm, một chiến sĩ kiêu hùng nhưng chưa chắc có thể trở thành CEO. Một CEO không chỉ là một nhân cách lớn. Họ cần có thêm “thiên lý nhãn”, biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn thấy những điều không ai thấy, biết nhìn ra những con đường riêng mà không ai phát hiện, biết nhìn thật sớm và thật nhanh những vấn đề cốt tử. CEO phải có “thiên lý nhĩ”, biết cách thu thập mọi thông tin cần thiết, biết nghe mọi hơi thở, nhịp đập đến từng ngõ ngách trong cơ thể doanh nghiệp, biết nghe lời can gián và phản biện chân thành. Khi tìm ra một định hướng riêng, CEO phải có dũng khí để dấn thân vào dù biết rằng đó là mạo hiểm, nếu thất bại có thể mất trắng. Chưa đủ, CEO còn phải là một nhà hùng biện thông minh, có sức thuyết phục cao, để có thể bảo vệ đề xuất của mình trước cổ đông, hội đồng quản trị, đối tác, nhà cung cấp, nhà tài trợ.
Về mặt thể chất, CEO đương nhiên phải là người khỏe mạnh, chịu được sức ép đến từ nhiều phía, chịu được lịch làm việc kín bưng, đôi khi định trước cho cả năm, chịu được những chuyến bay quốc tế đường dài, thường xuyên xa nhà. Những CEO thành công thường có khuynh hướng trầm tĩnh nhưng dễ hòa nhập và đầy nhiệt huyết. Họ biết tạo cảm hứng cho mọi người xung quanh và thôi thúc mọi người cùng tham gia sáng tạo và thực hiện những ý tưởng táo bạo. Họ cũng rất biết cách hóa giải những xung đột nội bộ và làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. CEO cũng phải là người biết giữ sự cân bằng giữa công việc và gia đình, biết cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Họ không khư khư gom giữ mọi quyền lực vào cá nhân mình và phân cấp một cách khoa học cho cấp dưới.
Tuy nhiên phẩm chất quan trọng nhất của CEO mà nếu thiếu thì những điều nêu trên đều vô ích. Đó là trực giác, là con mắt thứ ba nằm sâu trong não bộ. CEO có trực giác bén nhậy, có thể cảm nhận được đặc điểm, cá tính của đối tác, khách hàng, nhân viên ngay trong lần đầu gặp gỡ đầu tiên. Trực giác đó giúp CEO chọn lựa được chính xác chiến lược kinh doanh, môi trường đầu tư, địa điểm dự án, chính sách khách hàng. Trực giác cũng giúp CEO kịp thời điều chỉnh mọi thứ khi tình hình thay đổi. CEO quan niệm doanh nghiệp của mình cũng giống như một sinh thể, một hệ thống sống động có quan hệ mở với những hệ thống lớn hơn bao trùm bên ngoài. Hệ thống này luôn biến động, mất cân bằng nên nhiệm vụ của CEO là luôn tìm cách lập lại thế cân bằng động, tức là liên tục tái cân bằng trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Triết học Đông Phương cho rằng vũ trụ phát triển vô cùng phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định, từ không chuyển thành có, từ thái cực sinh Lưỡng Nghi (âm, dương), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, từ đó phát triển sinh sôi (Kinh Dịch). Mọi vật trong vũ trụ tuy vận động không ngừng nhưng luôn sinh khắc chế hóa lẫn nhau dựa trên 2 mặt âm dương vừa đối lập vừa là mầm mống của nhau cũng như của sự phối hợp 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (Thuyết âm dương, ngũ hành). Nhiệm vụ của CEO là phải nhìn ra được những mối quan hệ đó để xử lý mọi việc theo đúng quy luật vận động của vũ trụ. Giống như Lão Tử quan niệm trong tác phẩm Đạo Đức Kinh: Đạo là bản thể, là quy luật, là con đường phát triển của mọi vật, nó vô hình nhưng ở đâu cũng có nó, vật thể gì cũng chứa đựng nó; Còn Đức là cách thức vận hành cụ thể của Đạo, thể hiện qua cách biến đổi, ứng xử, vận hành của chúng. Người CEO giỏi phải là người hiểu được (phần nào) bản chất vô hình của Đạo và nắm được đường đi hữu hình của Đức. Được như vậy thì sẽ “Vô vi nhi vô bất vi” - Như không làm mà không việc gì là không làm được.
Tương tự như đặc tính của nước, luôn chảy xuống chỗ trũng, lấp đầy mọi hình thái trên đường di chuyển, nước mềm yếu, nhu thuận nhưng có thể bào mòn cả đá, đánh bật mọi cản trở. Nếu nước chảy xuống thì lửa luôn bốc lên cao. Người CEO vừa phải biết lấy nhu thắng cương, thuận theo đạo mà hành xử (như nước) lại vừa có tinh thần quyết liệt, nhiệt tâm như lửa luôn hướng lên cao, truyền sức nóng cho mọi người. Nói tóm lại, người CEO luôn phải cân bằng mọi yếu tố âm dương trong bản thân mình để tìm ra lối đi đúng đắn nhất cho công ty của mình bước theo.
Tất cả những đặc điểm nêu trên của người CEO không phải có thể hình thành ngay một sớm một chiều. Mặc dù một số phẩm chất đã tiềm ẩn trong cấu trúc gene của họ, nhưng bất cứ một CEO thành công nào cũng phải trải qua quá trình tự rèn luyện kiên trì và gian khổ. Nếu bạn muốn trở thành một CEO tài giỏi, bạn hãy tích lũy kiến thức, không ngừng học tập, bổ sung kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách, mài giũa trực giác, trui rèn dũng khí, đốt cháy ngọn lửa trong tim, thăng hoa sáng tạo trí não; bạn hãy tận tâm tận lực với mọi người để làm nên sứ mệnh của bạn: xây dựng cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho cộng đồng.
TS. Lê Chí Hiếu
Nguồn http://www.tapchibatdongsanvietnam.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét